Ninh Bình ngoài các tín ngưỡng tôn giáo, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh, các di tích tại đây còn nổi bật lên với tín ngưỡng thờ Vua, thờ Thánh, thờ Thần và chiếm số lượng lớn các di tích. Đình Sen cũng nằm trong số đó, đây là ngôi đình nằm trong quần thể di tích thờ vua Trần Nhân Tông.

Chuyện kể rằng, trước khi vua Trần Nhân Tông tới đây, thì vùng đất này còn hoang vu, thưa thớt. Nhân dân đã theo vua tới đây khẩn hoang, xây dựng làng xã. Ngày nay, những tên đất, tên làng ở vùng đất Văn Lâm còn in đậm dấu ấn lịch sử thời ấy. Đó là cánh đồng Trường Thi nơi tập trận, Bến Thánh là bến thuyền tập kết thủy quân, làng Thiện Trạo (chèo thuyền giỏi), làng Hạ Trạo (gác chèo) ở xã Ninh Thắng là nơi gác chèo khi vào đến Hành cung. Đó là làng Tuân Cáo, nơi các quan vào trình báo nhà vua; làng Hành Cung, là nơi ở của Vua. Di tích còn lại của cung điện ở thôn Hành Cung chính là khu Đình Sen ngày nay.

Trải qua hàng nghìn năm Đình Sen đã chứng kiến những thăng trầm của lịch sử, từ 2 cuộc kháng chiến quân Nguyên Mông rồi lại là cơ sở của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Xem xét hiện trạng, lần theo từng kết cấu, các dấu vết được lưu lại chúng tôi biết rằng, Đình Sen đã từng nhiều lần bị tàn phá rồi lại được nhân dân tu sửa. Theo dòng lịch sử, có khi được sử dụng làm hội trường, không gian tiền tế ( nhà ba gian phía trước) được cải tạo từ nhà cấp 4 nên không phù hợp với kiến trúc cổ truyền của Đình Sen, cùng với rất nhiều những xuống cấp và hư hại. Nhận định tình hình, các kiến trúc sư của Sen Việt đã nhanh chóng lập hồ sơ hiện trạng, ra phương án tu bổ cải tạo với những tiêu chí sau:
- Kiến trúc mới phải đảm bảo tính thẩm mỹ, tôn nghiêm không phá vỡ không gian xung quanh công trình mới về mặt ngoại thất, tuân theo kiến trúc cổ truyền
- Nội thất công trình mới đáp ứng đủ nhu cầu hành lễ, trang nghiêm theo đúng tính lịch sử lâu đời của ngôi Đình.

Mời quý độc giả xem tiếp phần 2 tại link bên dưới :
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!