Ngưỡng cửa trong nhà gỗ kẻ truyền

Không giống như kiến trúc của những ngôi nhà hiện đại, nhà gỗ dân gian truyền thống mang trong mình những giá trị và nét độc đáo rất riêng biệt. Từ hình thức cho đến cấu tạo kiến trúc, những giá trị bền vững của lịch sử, của quá khứ và thời gian, một công trình nhà gỗ dân gian truyền thống bao gồm rất nhiều những chi tiết cấu tạo, với sự sắp đặt khéo léo và khoa học từ thời cha ông để lại đã tạo nên một trong những công trình mang tính chất để đời cho đến ngày nay.
Có rất nhiều bộ phận tạo nên cấu trúc của một ngôi nhà gỗ, nhưng có một bộ phận mang rất nhiều ý nghĩa nhưng không phải ai cũng biết và quan tâm, đó là ngưỡng cửa trong nhà gỗ cổ truyền.
Ngưỡng cửa là bộ phận nằm ở dưới của cửa bức bàn, là ranh giới giữa trong và ngoài nhà, với kích thước và tỷ lệ theo thông thuỷ phù hợp.
Ngưỡng cửa mang ý nghĩa là để khi bước vào nhà bạn bỏ lại bên ngoài mọi bon chen, tính toán thiệt hơn, mọi bực bội, để trở về thật thoải mái, vô tư giữa những người thân yêu trong gia đình.
Nhà có ngưỡng cửa để khi bước ra, bước vào, người ta phải nhìn xuống chân mình để khỏi phải vấp và cũng để biết nhập gia tùy tục, không thể tùy tiện theo ý mình.,thể hiện sự tôn trọng của khách khi đến chơi đối với gia chủ và ngược lại.

 

 

Ngưỡng cửa cũng là để khi quét nhà đến đây người ta phải dừng lại để hót rác chứ không được hất bừa ra ngoài, giữ cho mọi thứ tốt cũng như xấu ở trong phạm vi nhà mình chứ không đẩy cả ra ngoài.
Có thể nói ngưỡng cửa là một niềm tự hào về kiến trúc nhà gỗ truyền thống nói riêng và trong văn hoá, kiến trúc việt nói chung, không chỉ chứa đựng tính thẩm mỹ mà bên trong còn chứa đựng rất nhiều những ý nghĩa tâm linh và cao quý.
Đăng ký tư vấn
Gửi thông tin của bạn để được tư vấn sớm nhất
Để lại bình luận

0 Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông tin bình luận

Thành công
Lỗi hệ thống, vui lòng thử lại!