Mỹ Thuật Cổ Việt Nam - Phần 01

Trong di sản văn hóa dân tộc, nghệ thuật chạm khắc đình làng là một mảng nghệ thuật đặc biệt quan trọng, góp rất nhiều phần trong việc hình thành một nền văn hóa bản địa độc đáo. Chúng ta thử trở lại với thế giới ấy, tìm hiểu và thưởng thức cái đẹp dân dã gân gũi và kỳ lạ này.

Nền nghệ thuật của một dân tộc gắn liền và phản ảnh cuộc đời, vận mệnh, những mơ ước, nhu cầu và khao khát của dân tộc ấy. Những tác phẩm điêu khắc, chạm trổ cổ của ta, qua các thời đại, với dấu ấn của từng thời kỳ lịch sử, dễ dàng đưa chúng ta đến sự đúc kết minh bạch ấy.

 

 

Vào thập niên 60, sau nhiều nỗ lực làm việc, sưu tầm, đối chiếu, tỉ giảo của các họa sĩ, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Mỹ Thuật, Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật, đặc biệt đáng kể là công lao xây dựng và chỉ đạo tiến hành của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, chúng ta đã có được trong tay một bộ sưu tập khá lớn, một kho tàng vô cùng giàu có về dòng sinh hoạt nghệ thuật này. Ở nơi đây, chúng ta sẽ gặp thấy một bầu khí phóng khoáng, tự nhiên của nhân dân, những biểu lộ tình cảm, khuynh hướng xã hội, thái độ trước cuộc đòi, cũng như những cảnh tượng sinh hoạt của đời quá vãng, rất linh động với nhiều màu sắc phong phú.

 

 

Những pho tượng, phù điêu, chạm khắc ấy hầu hết đều được phát hiện dưới các mái đình rêu phong trên khắp các miền đất nước. Nhìn đến đình là nhắc đến làng, vì đình và làng bao giờ cũng đi đôi với nhau. Và khi nói đến làng thì chắc chắn mỗi người dân Việt đều gợn lên bao nhiêu kỷ niệm đầy xao xuyến trong lòng mình. Ngôi đình, hình ảnh tượng trưng của văn minh thôn xã Việt Nam, là dấu ấn của một nền văn hóa lâu đời, là ngôi nhà công cộng của từng mỗi làng mạc, nơi thờ Thần hoàng (l) hoặc các anh hùng của dân tộc, hoặc vị tổ của một ngành nghề truyền thống của cả làng như nghề rèn, nghề kim hoàn, nghề mộc, nghề đúc, nghề in, nghề dệt vải v.v:.. Đây là nơi tế lễ cũng như đình đám hội hè, nơi nhân dân họp bàn việc chung cũng như để vui chơi, giải trí, dự các buổi trình diễn, hát bội, chèo tuồng.

 

 

Qua các tác phẩm điêu khắc dân gian cổ, qua những bức chạm khắc dưới mái đình làng, chúng ta còn dễ dàng nhận ra một thế giới gần gũi, thân quen, yêu đời giữa các làng mạc Việt Nam xưa. Nhà điêu khắc dân gian của chúng ta không chạm trổ theo kiểu mẫu, không phải gò bó trong những qui luật cứng nhắc về đề tài, dáng hình, bút pháp biểu hiện, mà đi thẳng vào cuộc sống, khắc chạm chính hơi thở, suy nghĩ và cuộc đời mình, khắc chạm chính những hình ảnh chung quanh mà bao nhiêu năm tháng đã in sâu vào tâm hồn, đã chim sâu dưới đáy tiềm thức.

 

 

Nét đục, nhát dao, nhát búa mạnh khỏe, vững chãi và thần tốc trên các tảng chất liệu bằng gỗ, bâng đá. Hình ảnh lọc qua tiềm thức, hiện trở lại trên tác phẩm rất dễ dàng, mộc mạc, rất chất phác, hồn nhiên. Hấp dẫn là chỗ ấy. Đứng trước các bức điêu khắc cổ, cảm thức thẩm mỹ của chúng ta dễ bị cuốn hút, những động tác đục chạm điêu luyện, kỳ tình, ngoạn mục như đang sống lại, hòa cùng hơi thở đắm say, nồng nhiệt của nghệ sĩ, đúng hơn là nghệ nhân mà cũng là anh nông dân dưới lũy tre làng.

 

 

Lạc vào đây, chúng ta sẽ sống lại giữa những đình đám hương thôn rực rỡ và ấm cúng, giữa những nụ cười vui tươi, giữa những tình tự yêu đương hồn hậu, nồng nàn, giữa những cảnh đời lao động sàn xuất lành mạnh, lạc quan và đầy hy vọng. Những mảng đề tài ấy đã phản ảnh một cách tự nhiên những sinh hoạt độc đáo, đẹp đẽ và thơ mộng nhất của một nền văn minh nông nghiệp từ những ngày đầu dựng nước cho mãi đến ngày nay.

 

 

Đăng ký tư vấn
Gửi thông tin của bạn để được tư vấn sớm nhất
Để lại bình luận

0 Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông tin bình luận

Thành công
Lỗi hệ thống, vui lòng thử lại!