TỔNG QUAN
Đình Thụy Phiêu trước thuộc xã Thụy Phiêu, tổng Thụy Phiêu, châu Minh Nghĩa, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây; nay thuộc xã Thụy An, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Đình còn có tên là đình Nhang Phiêu, theo một tên cũ của làng.
Trong đình có ngai thờ và bài vị Thành Hoàng làng và Tản Viên Sơn Thánh – thần chủ núi Ba Vì. Hàng năm, làng có hai kỳ hội. Hội Xuân, vào ba ngày đầu của tháng Hai âm lịch, thiên về tế lễ, rước nước từ giếng đình vào làm lễ Mộc dục, dâng cỗ chay…Hội Thu, vào tháng Chín âm lịch, có phần thiên về hội với trò/hội đánh cá ở đoạn sông gần đầm Đượng (được ghi trong sách Đại Nam nhất thống chí). Với những giá trị kiến trúc nghệ thuật và lịch sử văn hóa, đình đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số 52/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/12/2001 của Bộ Văn hóa – Thông tin
KIẾN TRÚC
Đình thụy phiêu quay theo hướng Bắc Đông Bắc. Khác với nhiều đình trong khu vực thường nhìn về núi Ba Vì, đình Thụy Phiêu lại tựa lưng vào núi Ba vì , nhìn ra Đầm Đượng. Theo truyền thuyết Đầm Đượng là nơi đã diễn ra 1 trận đánh lớn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Thủy Tinh thua, tàn quân chạy tán loạn thành 16 ngả, nay còn dấu vết là các dòng chảy lớn nhỏ quanh khu vực này. Phía trước đình là một hồ nước khá rộng, cùng với các thửa ruộng trũng hàng năm thường vẫn bị ngập nước trong mùa mưa, liền thành một dải, chính là di vết của một dòng chảy cổ.
Đình có quy mô khá lớn, khoảng hơn 1000m2. Theo bia “Thụy Phiêu xã đình bi” năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) thì đình đã bao gồm các công trình : Đại đình, Tả – Hữu vu, nhưng rồi Tả Khuôn viên đình bị khuôn lại trong vòng tường gạch. Nền Đại đình hiện cao hơn mặt sân 0,8m và chủ yếu vẫn còn giữ nguyên nền đất nện, có một vài chỗ mới được lát bằng gạch chỉ hoặc láng bằng xi măng. Đại đình có 3 gian, hai Chái lớn (dài 20,3m – Rộng 11,05 m) có kết cấu khung chịu lực bằng gỗ, với cấu kiện chính là 24 cột (8 cột cái và 16 cột Quân). Hầu hết các cột đều được làm bằng gỗ Mít, các cột bằng gỗ Lim đều là kết quả của các đợt trùng tu có niên đại muộn. Các cột được kê trên chân tảng bằng đá ong, có kích thước khá lớn so với đường kính cột, hình thức sơ sài. Hiện nay đình đã bị mất Sàn/Sạp gỗ, nhưng trên thân của các sạp đều còn các dấu mộng của dầm sàn. Căn cứ các lỗ mộng trên thân cột thì Sàn / Sạp gỗ trước kia có hai cấp: cấp dưới cách mặt chântangr khoảng 0,6m, cấp thứ hai cao hơn cấp thứ nhất 0,1m Cả bốn Vì Nóc chính và hai Vì Lửng cùng làm kiểu Giá chiêng, giữa lòng Giá chiêng lắp ván Lá đề. Đáng tiếc là ván Lá đề của Vì nóc bên trái gian giữa đã bị mất, các ván lá đề khác cũng bị mục mọt, gãy vỡ, không còn nguyên vẹn. Các Vì Nách làm kiểu Cốn Chồng rường.Liên kết đỡ mái hiên bằng Kẻ. Chất liệu gỗ cũng như kích thước và hình thức của các cấu kiện này đều cho thấy một niên đại muộn hơn so với liên kết ở Vì Nóc, Vì Nách. Mái đình làm kiểu một tầng bốn mái, lợp bằng nhiều loại ngói khác nhau. Đáng lưu ý là khi đảo ngói, dân làng đã tình cờ phát hiện được một viên ngói có ghi niên đại cụ thể sớm nhất trong kiến trúc cổ truyền việt.
ĐIÊU KHẮC – TRANG TRÍ
Ngoài các hình tượng linh thú, con người, trên kiến trúc còn chạm các hình tự nhiên.Hoa văn được thể hiện nhiều nhất ở đình Thụy Phiêu là các vân Xoắn lớn. Mô típ này được chạm ở đầu một số con rường của Vì nóc và Vì nách . Cách tạo hình các đồ án hoa văn này có ít nhiều khác biệt.Nếu các vân Xoắn lớn chạm trên đầu các con Rường ở Vì nóc được chạm nổi , có phần hơi kênh bong, tạo một hiệu quuar về khối thì các vân Xoắn lớn trên các con Rường ở Vì nách chỉ được tạo bởi các nét chạm chìm , có tỉa thêm một nét tách .Các cung lượn của vân Xoắn lớn trên đầu các con Rường ở Vì nóc cũng có phần tròn trịa, chau chuốt hơn ít nhiều.
Các Vân xoắn lớn này được giải mã là biểu tượng của nguồn sáng, của chớp trong tư duy cầu mưa của cư dân nông nghiệp lúa nước. Các đề tài hoa lá như cúc, hướng dương được chạm nổi, tả rõ khối lồi lõm. Các linh thú đặc biệt là rồng được chạm trên nhiều vị trí khác nhau, trên một số ván lá đề trên các đầu dư… Hoạt cảnh có con người đánh chú ý là mạng chảm “táng mả hàm rồng” và hai phù điêu “Tiên cưỡi rồng”… Sau nhiều lần trùng tu, đình thụy phiêu hiện không còn nhiều chạm khắc trang trí. Các cấu kiện của Gác thờ lửng phía sau gian giữa. Đáng chú ý là các hình “Tiên cưỡi rồng” trên hai ván Lá đề của Vì nóc bên phải gian giữa và Gian bên bên phải. Cả hai bức chạm đều bị gãy vỡ mất một phần những có thể thấy hai hình Rồng này có những đặc điểm giống nhau: Đầu lớn hơn nhiều so với thân, quay ngược lại hướng vào giữa; đuôi vắt cao về phía đỉnh của lá đề; thân uốn nhiều khúc võng yên ngụa, tạo thành chỗ ngồi cho người cưỡi. Trừ hai đầu Dư trước của hai bộ Vì nóc bên trái và bên phải Gian Giữa chạm rồng mang phong cách muộn hơn, các hình Rồng chạm trên các đầu Dư còn lại có cùng phong cách với Rồng chạm trên ván Lá đề.
Hình tượng con người được miêu tả dưới nhiều dạng khác nhau, song hình tượng con người gắn với cuộc sống hàng ngày chiếm phần lớn, trong đó có cảnh “Táng mả hàm rồng” ở dầm ngang của Gác thờ lửng. Đình làng thụy phiêu hiện còn nhiều niên đại cụ thể ghi ngay trên các cấu kiện kiến trúc. Trên phần đầu của cây cột Cái trước bên trái Gian Giữa có khắc ba dòng chữ “Thôn đng – Giáp nam – Đại chính nhị niên – tân mão niên – Thập nhị nguyệt sơ thất nhật , tu lý”.Ngĩa là Ngày bảu tháng mười ha năm tân mão niên hiệu đại chính tứ hai (1531) giáp Nam, thôn đông tu sửa đình.Tuy nhiên vì đã sang đầu tháng Mười hai âm lịch nên cuộc trùng tu này chính xác là vào năm 1532 dương lịch, năm khảo tả và phân tích, các thành phần chạm khắc có phong cách nghệ thuật thời Mạc ở đình phù hợp với niên đại này. Đơn cử là hai hình ròng trong cảnh ” Tiên cưỡi rồng” trên hai ván Lá đề của Vì nóc bên phải Gian Giữa và Gian Bên bên phải đều mang phong cách nghệ thuật thời Mạc, với đặc điểm: mặt ngắn , mũi to, mắt tròn lồi, hẳn ra ngoài, trán gỗ cao mang phồng bạnh, tai lớn và dài, toàn thân được chạm một lớp vảy lớn, đuôi vuốt thon dài, điểm vuốt trên thân Rồng là các Đao lá và Đao nhọn mũi thon dài, uốn khúc mềm mại. Còn các hình Rồng chạm trên hai cột và dầm ngang của Gác thờ lửng thì rõ ràng thuộc phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 17 với các chi tiết Đao Mác lớn, thú nhỏ dạng thạch sùng… Trong quá trình tồn tại, đình đã được tu sửa nhiều lần. Tại đình hiện còn lưu giữ một viên ngói có khắc niên đại cụ thể (Sớm nhất trong kiến trúc cổ truyền việt): (Thịnh đức tam niên, nhị nguyệt, nhị thập thất nhật) cho biết năm 1655 có một lần tu sửa lớn. Trên con Rường của Vì Nách trước thuộc Gian Bên bên phải còn khắc dòng chữ ” Minh mệnh thập thất niên, thập nguyệt, nhị thập lục nhật Đông giáp tu tạo đại cát – 1863 “.Các cột bằng gỗ lim đều là kết quả của các đợt trùng tu có niên đại muộn. Một số cây cột còn khắc rõ các niên đại muộn : cột Cái trước bên phải Gian Giữa khắc dòng chữ” Khải định bát niên tuế thứ Quý Hợi đồng xã tu lý – năm 1923″. Các dòng chữ khác cho biết: Cột Cái sau bên phải Gian Giữa làm năm cảnh thịnh thứ 8 (1800), cột Quân trước của gian bên bên phải làm năm canh thân – 1860. Xin nhắc lại: Niên đại cụ thể khắc trên cột Cái (cấu kiện chính của khung gỗ chịu lực) của đại đình đình làng Thụy Phiêu cho biết về một lần đại tu năm Đại Chính Tân Mão (1531).Theo hiểu biết hiện nay (Các di tích kiến trúc gỗ cứ khoảng 60 năm cần được đại tu một lần) thì đình làng Thụy Phiêu đã được khởi dựng từ cuối thế kẻ 15. Cùng với đình làng Thanh Lũng (Xã Tiên Phong, Huyện Ba Vì thành phố Hà Nội) và đình tổng La Phù (Xã tân minh, Huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội), đình làng Thụy Phiêu là một trong ba ngôi đình làng thời Mạc mới được phát hiện vào những năm cuối thế kỷ 20. Kiến trúc đình Thụy Phiêu sau những lần tu sửa mới đây, có tình trạng kỹ thuật khá tốt. Chỉ có điều, so với thời được phát hiện, rồi được xếp hạng là di tích cấp Quốc Gia, nhiều mảng chạm cổ đã được/bị thay khá tùy tiện.Nghi môn kiểu “tứ trụ” cũng là sản phẩm của một đợt trùng tu gần đây
Sen Việt decor – nhận thi công những công trình trên toàn quốc !
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!