Đình Tây Đằng - Dấu xưa còn mãi

Đình Tây Đằng là một trong những ngôi đình cổ nhất thời Mạc còn lại đến nay.
Qua hơn 500 năm tuổi cùng nhiều lần trùng tu, so với những đình làng khác từ thời Mạc, đình Tây vẫn giữ được khá nguyên vẹn hệ khung kiến trúc gỗ theo nguyên bản kiến trúc đình làng thời Mạc.
Nhìn từ trên cao, đình Tây Đằng với bố cục đường linh đạo gồm hồ bán nguyệt, nghi môn (bốn cột trụ biểu), hai tòa Tả Mạc - Hữu Mạc cùng đại đình mang kiến trúc ba gian – hai chái.
Có thể thấy rõ trong bố cục kiến trúc tổng thể đình Tây Đằng, là sự vận dụng tài tình những nét văn hóa đan xen giữa huyền tích Hindu giáo du nhập từ phương nam và tín ngưỡng dân gian Việt. Nếu nhìn đình Tây Đằng từ trên cao, sẽ thấy bố cục giống với hình ảnh Rahu (dân gian Nam Bộ gọi là thần Rìa Hu), tức La Hầu – một quái vật dữ tợn, chỉ có phần đầu và hai tay, luôn nhe nanh, có năng lực nuốt được cả mặt trăng, mặt trời (một lý giải cho hiện tượng Nhật thực – Nguyệt thực).

 

Tương truyền Rahu hình thành từ tích truyện khuấy biển sữa trong sử thi Ramayana. Rahu là một quỷ thần, khi quỷ và các thần hợp nhau dùng rắn thần Naga lấy núi thiêng Meru làm điểm tựa, khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh. Biển sữa cạn, thuốc trường sinh nổi lên, Rahu lẻn vào hàng ngũ các thần và uống thứ nước ấy. Nước thần trôi đến cổ họng, thần mặt trời và mặt trăng phát hiện mách bảo cho thần Vishnu, và thần đã sử dụng một trong bốn pháp khí của mình là chiếc vòng lửa với 108 răng cưa phóng đứt đầu quỷ dữ. Rahu vì thế chỉ trường sinh được phần đầu. Từ mối thâm thù với hai vị thần mách lẻo, mỗi khi có cơ hội, Rahu lại nuốt chửng mặt trời – mặt trăng trả thù, nhưng chỉ có phần đầu, nên dù bị nuốt trôi nhưng mặt trời – mặt trăng lại được nhả ra ở phần cổ họng.

 

Ở góc độ kiến trúc phục vụ tín ngưỡng, rất nhiều hình tượng thần Rehu được sử dụng làm trang trí, với ý niệm tạo sự khiếp sợ cho kẻ tội lỗi.
Bố cục đình Tây Đằng, được ví như hình tượng Rehu, với hồ bán nguyệt là chiếc lưỡi dài đe dọa hoặc hình ảnh Rehu đang nuốt mặt trời – mặt trăng, hàng cột trụ biểu tượng trưng cho hàm răng, hai tòa Tả Mạc - Hữu Mạc là đôi tay của thần, và đại đình chính là chi tiết hoàn thiện cho gương mặt Rehu.
Bên cạnh kiến trúc tổng thể, chi tiết đình Tây Đằng còn là một kho tàng về nghệ thuật điêu khắc trên gỗ đỉnh cao dưới thời Mạc. Người xem thấy ở đó những đề tài tính thiêng, thể hiện qua hình tượng linh vật như nghê, rồng, đến các loài muông thú với voi, sư tử… điêu khắc đình Tường Phiêu cũng thể hiện nhịp sống đậm chất dân gian, gắn liền với con người, thời cuộc như hình tượng trai gái tình tự trên thuyền, cảnh người mẹ tần tảo gánh hai đứa con trên đôi quang gánh trong nét chạm hệ ván gió.
Qua hơn 500 năm tồn tại, Tây Đằng vẫn xứng là một ngôi đình đẹp, là đại diện tiêu biểu của kiến trúc thời Mạc, là một kho tàng mỹ thuật về điêu khắc dân gian, thật đáng để một lần trong đời được chiêm ngưỡng, cảm nhận và khám phá.
Đăng ký tư vấn
Gửi thông tin của bạn để được tư vấn sớm nhất
Để lại bình luận

0 Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông tin bình luận

Thành công
Lỗi hệ thống, vui lòng thử lại!