Đình Tây Đằng Ba Vì Hà Nội

Đình làng Tây Đằng trước thuộc Kẻ Đằng, phủ Quảng Oai; hiện thuộc thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Hội đình diễn ra bốn ngày, bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng âm lịch, với sự tham gia của 4 thôn: Đông – Nam – Đoài Bắc. Nằm giữa hàng cột Cái và Cột Quân của Gian Giữa phía sau Đại Đình là Gác thờ lửng, trên đó đặt ngai và bái vị Thành hoàng làng là Tản Viên Sơn Thánh – thần chủ núi Ba Vì. Đình làng Tây Đằng đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt theo quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 của thủ tướng Chính Phủ Đình quay hướng Nam Tây Nam, nhìn thẳng vào núi Ba Vì cách đó khoảng 10km theo đường chim bay. Theo truyền thuyết, đây là nơi ngự của đức Thánh Tản Viên Trước kia đình nằm ở bìa phía nam của làng tây đằng cổ về sau sự gia tăng dân số làng được mở rộng về phía nam nên hiện đình nằm lọt trong khu dân cư hai bên sân đình có những ao/hồ nước dài liền kề thành một dải là dấu vết của một dòng chảy cổ đổ ra sông tích theo phong thủy đình làng tây đằng xưa nằm ở vị trí khá đắc địa  nếu lấy đình làm hệ quy chiếu phía trước có dòng chảy từ phải (dương) sang trái (âm) – là dòng chảy thuận chiều, thuận lợi cho sự sinh tồn và phát triển của cả làng. Trong khuôn viên gia đình hiện có các công trình: hồ nước, nghi môm kiểu “tứ trụ”, Tả – Hữu vu và đại đình. Tả – Hữu vu nằm phía trước, vuông góc với Đại đình. Trước kia, hai kiến trúc phụ trợ này dựng gần sát, cách khoảng 1m và che khuất đến gần nửa hai Chái của Đại đình. Sau hai đợt trùng tu từ năm 1965, Tả – Hữu vu đã được dịch chuyển sang hai bên khoảng 5,5m và về phía trước 3,5m.

đình tây đằng 2
đình tây đằng 2

đại đình có mặt nền rộng 11,89m – dài 23,18m gồm ba gian, hai chái lớn nên rộng như  năm gian. gian giữa và các gian bên rộng khoảng 4m, các chái rộng khoảng 3,3m. Nền đại đình được tôn cao nhiều lần, bốn xung quanh xây bó bằng gạch lục. Mặt nền trước đây chỉ là đất nện, nay lát gạch vuông bát tràng, có đặt các chân tảng bằng đá ong và đá xanh. Các chân tảng bằng đá ong là những chân tảng gốc, được tạo tác rất đơn giản. Điều này chứng tỏ trước đây đại đình có sàn/sạp gỗ, các chân tảng không xuất lộ trên mặt nền, nền không chú trọng về hình thức. Trên các thân cột hiện vẫn còn các dấu mộng của dầm sàn/sạp gỗ và lan can bao quanh. Kết cấu khung Đại đình dựng trên bốn hàng chân cột, hầu hết các cấu kiện làm bằng gỗ mít. có sáu bộ vì nóc được làm kiểu giá chiêng giữa hai trụ trốn của giá chiêng có nong ván lá đề các bộ vì nách làm theo kiểu chồng rường , gồm hai con rường gác lên nhau qua các đấu vuông thót đáy. liên kết đỡ mái hiên dùng bẩy.

đình tây đằng 3
đình tây đằng 3

hệ mái đại đình gồm bốn mái hệ mái lớn rộng tỷ lệ phần mái chiếm tới 2/3 tổng chiều cao. xung quang để trống, không có bao che, chỉ có hai hệ thống ván gió, nong dọc theo các xà, trên đầu các cột quân và cột cái. các ván gió này được chạm khắc phong phú đến mức nhiều người quên mất công năng kiến trúc của chúng. Đại đình đình làng tây đằng có mật độ trang trí chạm khắc dày đặc. Hầu như mọi khoảng trống mọi bề mặt của các cấu kiện đều được tận dụng, với nhiều kỹ thuật đục chạm khác nhau. Các đề tài trang trí ở đại đình như đề cao những biểu tượng gắn với các lực lượng tự nhiên, bên cạnh những hình tượng siêu linh về con người là những hoạt cảnh gắn với đời sống xã hội đương thời. Các biểu tượng tự nhiên phổ biến nhất là đề tài vân Xoắn lớn, được chạm trên đầu các con Rường của Vì Nóc, Vì Nách, thân Bẩy, Cánh gà. Điểm bắt đầu của vân xoắn này là một vòng tròn nhỏ, xoáy mở rộng dần ra một cách khoáng đạt bằng nhiều cung tròn có đường kính khác nhau. Ở các vị trí cao (đầu của các con Rường), vân Xoắn lớn ít có các chi tiết phụ, thường chỉ là các khúc uốn lớn, mập, khỏe được tạo bởi các các nét chạm chìm và các đường gân nổi khối, tạo nên những hiệu quả về không gian. Ở các vị trí thấp , trên thân các Bẩy, vân Xoắn lớn được tạo bởi nhiều đường chỉ viền, điểm thêm lá cúc, nhiều khi đường sống của vân Xoắn là một hàng hạt tròn nổi bao quanh bằng các vân Xoắn nhỏ. Hoa lá trang trí trong đình làng Tây Đằng chủ yếu là hoa cúc, được chạm trên các Rường, các trụ Trốn của Vì Nóc, Vì Nách và một số ván Nong. Hình tượng linh thú có mặt khá nhiều trên trang trí kiến trúc của Đại đình, phổ biến nhất là hình tượng rồng, được chạm chủ yếu trên ván Lá đề, đầu Dư, Bẩy Hiên, Cánh gà, cắm vào hệ thống ván Gió… với các hình thức sinh động, sử dụng các hình thức chạm chìm, nổi lộng… Rồng ở đây có các chi tiết mang đặc trưng của các loài sống dưới nước, toàn thân được phủ kín vẩy, phần đuôi được thể hiện chi tiết vây đuôi và vây bơi của loài cá. Tuy nhiên, nhiều phần đuôi và chân Rồng lại rất giống hình ảnh thực của loài bò sát ưa nước – cá sấu.

đình tây đằng 4
đình tây đằng 4

Phượng chỉ xuất hiện một lần trên ván lá Đề của Vì Nóc bên phải Gian Giữa. Hai con Phượng được chạm tỷ mỷ, chi tiết nhưng lại rất cách điệu, mang tính nghệ thuật cao. Lân được chạm chủ yếu ở phần đầu ngoài của một số ván Nong gác trên Bẩy Hiên, có nhiều điểm rất giống rồng nhưng có mặt ngắn, chân ngắn , lông xù, có con đeo chuông. Mảng chạm “Voi bay” của đình Tây Đằng nổi tiếng trong điêu khắc cổ việt nam, được chạm trên ván Gió thuộc Chái phía đông. Cũng trên ván Gió thuộc chái phía Đông có chạm nổi hình một con voi và một chiếc cày ở phía sau, kể lại truyền thuyết, huyền tích “Vua Thuấn đi cày”.

đình tây đằng
đình tây đằng

Có một linh thú khá đặc biệt, được chạm trên trụ Trốn sau của Vì Nóc bên trái Gian Giữa, đó là “Ngựa có cánh”, hình thức tương tự như hình “Ngựa bay” đắp nổi trên một viên gạch trang trí bệ thờ thời Mạc ở chùa Trăm Gian (Chương mỹ – Hà Nội ). Ngựa ở đây có các khối chắc, khỏe , đẹp. Chắp cánh cho ngựa được hiểu như là như một cách miêu tả một hiện tượng tự nhiên – gió. Hươu chiếm số ít trong các mảnh chạm linh thú. Về mặt tạo hình, hươu được chạm với các khối nổi của ngôn ngữ tả thực nên rất sống động. Hai mảng chạm hình hươu phun lửa, cách điệu bằng các vân Dấu hỏi, vân Lá và hươu nằm trên vân Xoắn, như hiện thân của Nguồn Sáng Thiên. Một đặc điểm riêng của trang trí Đại đình đình làng Tây Đằng là hình tượng tiên nữ dạng tượng tròn,  được làm từ những khúc gỗ nhỏ, cắn trên ván Gió với cách thể hiện mộc mạc, đẹp một cách hồn nhiên, đầy nữ tính. Ngoài ra, còn một số chủ đề khác cũng được chạm khắc trên kiến trúc đình làng Tây Đằng như : “Võ Tòng đả Hổ”, “Văn Thù Bồ Tát”, “Phổ Hiền Bồ Tát”, “Chèo thuyền”, “Trai gái tình tự”…

tiên cưỡi rồng
tiên cưỡi rồng

Tả – Hữu vu đình Tây Đằng có niên đại khởi dựng, khắc trên thượng lương : (Tự đức thập tam niên) và (Canh thân niên tân đạo – 1860). Đáng tiếc là những cấu kiện rất quan trọng này đã được bỏ đi trong lần tu bổ gần đây. Có tư liệu cho biết trên một Đấu khung cột của Đại đình có khắc niên đại, nhưng cấu kiện đó từ rất lâu đã không còn để có thể kiểm chứng.

Đồng chí Trường Chinh về thăm đình năm 1980
Đồng chí Trường Chinh về thăm đình năm 1980

Theo phong cách nghệ thuật của trang trí chạm khắc, Đại đình được xếp vào giai đoạn sớm của thế kỷ 16 (thời Mạc ). Kết quả phân tích C14 mẫu gỗ ở Đại đình của Viện khảo cổ học cho một niên đại 1505, khá thống nhất với nhận định theo phong cách nghệ thuật.

Cánh gà chạm rồng có vây đuôi cá (2016)
Cánh gà chạm rồng có vây đuôi cá (2016)

Với những dấu vết kiến trúc hiện còn, đình làng Tây Đằng đã cung cấp các tư liệu vật chất quý báu về lịch sử kiến trúc truyền thống, chứng minh các đình làng có niên đại sớm chỉ có bố cục mặt bằng hình “chữ Nhất”, tức là chỉ có duy nhất một kiến trúc mà về sau được gọi là Đại Đình. Đồng thời, việc các Tàu mái ăn mộng, phá vỡ các đồ án trang trí ở ván Dong trên các Bẩy Hiên là minh chứng cho việc kiến trúc bấy giờ vẫn chưa có Tàu mái để “déo” lên thành góc mái cong. Đây là di tích còn giữ lại được nhiều nhất các thành phần kiến trúc, vật liệu cũng như trang trí – chạm khắc của nửa đầu thế kỷ 16. Ngoài các cụm Đấu Củng nặng tính trang trí trên các ván Gió, hệ thống các Cánh gà đỡ dưới các xà Dọc được coi là di vết của kết cấu Đấu Củng trong liên kết khung gỗ Việt cổ truyền.

Cánh gà chạm rồng có chân đuôi cá sấu 2016
Cánh gà chạm rồng có chân đuôi cá sấu 2016

Nghệ thuật tạo tác các trang trí ở Đại đình đình làng Tây Đằng được coi như một “giáo khoa” về phong cách điêu khắc thời Mạc. Với những giá trị đặc biệt về kiến trúc và điêu khắc, đình làng Tây Đằng từ lâu đã nổi tiếng trong và ngoài nước và được quan tâm đặc biệt. Đây là di tích đầu tiên được Xưởng Tu sửa phục chế ( tiền thân của Viện Bảo tồn di tích ngày nay) ngiên cứu, tu bổ một cách bài bản, khoa học. Năm 1980, đồng chí Trường chinh đã về thăm đình sau khi hoàn thành trùng tu

Sen Việt decor – nhận thi công những công trình trên toàn quốc !

Đăng ký tư vấn
Gửi thông tin của bạn để được tư vấn sớm nhất
Để lại bình luận

0 Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông tin bình luận

Thành công
Lỗi hệ thống, vui lòng thử lại!