Đình Nội - Huyện Tân Yên, Bắc Giang và những nét đặc sắc nghệ thuật chạm khắc thế kỷ 18.

Đình Nội nay thuốc thôn Nội Hạc, xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, trên chính giữa  bờ nóc của Đại đình có đắp nổi một tên gọi khác: Tiên Đình.

Đình do dân ba giáp: giáp tây, giáp mỹ và giáp trong của làng Nội xưa (thuộc xã Hữu Mục, tổng Tuy Lộc Sơm, huyện Yên Thế) đóng góp xây dựng. Trong hậu cung hiện nay có hai ngai thờ và bài vị thành hoàng làng là Cao Sơn và Qúy Minh Đại vương. Hội đình được tổ chức trong hai ngày 10-11 tháng giêng, thu hút nhiều khách thập phương. Trong các trò chơi dân gian như chọi gà, đánh đu, đầu vật, nhưng đáng chú ý nhất là trò chơi cướp cầu: “ Đình Nội có hội cướp cầu/ tháng giêng mười một đâu đâu cũng về”.

Đinh Nội đã được xếp hạng là di  tích cấp Quốc Gia theo Quyết định số 28-VH/QĐ ngày 12/01/1988 của Bộ Văn Hóa. Năm 2012, Đình Nội nằm trong danh sách di tích cấp Quốc gia đặc biệt: Những địa điểm khởi nghĩa Yên  Thế, theo Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/05/2012 của Thủ tướng Chính Phủ.

Đình được xây dựng trên gò đất cao, thuộc cánh đồng trung tâm làng, giáp với xóm Nội. Tương truyền, đình Nội vốn quay hướng Nam, nhưng thời nghĩa quân Hoàng Hoa Thám về đây đóng quân đã chuyển hướng đình về hướng Đông Nam, nhìn về chùa Hai Giáp (cách đình 300m). Hiện nay xung quanh đình Nội là cánh đồng trồng hoa màu, cách 500m về phía Tây là khu dân cư xóm Nội và xóm Hạc, bên phải đình có khoảng sân rộng, là nơi tổ chức lễ hội hàng năm.

Những dấu vết còn lại ở Đình Nội cho thấy, khi khởi dựng đình chỉ có một tòa Đại đình ba gian hai chái. Trong quá trình tồn tại, đình được bổ sung thêm một số công trình khác như Nghi môn và Tả – Hữu vu, đến năm 1993 thì dỡ bỏ khám thờ và xây ba gian hậu cung nối với Đại đình. Tuy nhiên, sau Đó Nghi Môn, Hữu vu đã bị bỏ dở. Nay chỉ còn lại Tả vu và cụm công trình chính Đại đình – hậu cung nối nhau thành hình “chữ đinh”

 

Vì Nách và Kẻ Hiên trước của Gian Giữa

Tả vu có ba gian, dài 6,52m – rộng 4,32m; vốn có kết cấu bốn hàng chân cột, nhưng sau đó hai hàng cột cái và cột quân bị cắt đi theo kết cấu trốn cột.

Kết cấu bộ khung gỗ Tả Vu khá đồng nhất: Vì nóc được làm kiểu chồng rường, vì nách làm kiểu kẻ ngồi. Liên kết hiên dùng bẩy.

Vì Nách sau của Gian Bên bên trái

Đại đình gồm năm gian hai chái, dài 23,46m – rộng 12,35m, dựng trên 6 hàng chân cột ( cột cái có đường kính trung bình 0,52m, cột quân có đường kình 0,45m, cột hiên có đường kính 0,35m). Các chân cột được kê trên những chân tảng đá bị dỡ bỏ trong kháng chiến chống pháp, nhưng hiện trên thân các cột còn ác lỗ mộng cao thấp khác nhau của hai cấp sàn. Hiện nay nền đình được loát bằng gạch bát.

Các vì nóc chính của Đại đình được làm kiểu giá chiêng với lòng giá chiêng khá cao; Vì lừng làm kiểu vì kèo – cọc báng. Các vì nách được làm kiểu chồng rường, giữa các con rường không nong ván, đầu các con rường chạm hình văn xoắn, đao mác. Liên kết hiên sử dụng kẻ, đầu các Nghé kẻ đều có chạm khắc trang trí.

Bao che xung quanh đại đình trước đây là hệ thống “ chấn song con tiện” được lắp ở hàng cột hiên, nhưng đã bị dỡ bỏ và xây tường bao xung quanh để làm kho chứa lương thực.

Mái đại đình có kết cấu một tầng bốn mái, lớp bằng ngói di loại nhỏ, bờ nóc gắn gạch hoa chanh, còn các trang trí gắn ở đàu bờ nóc, đầu dao mới được đắp lại bằng ci măng, vôi vữa.

Kết cấu khung gỗ Đại Đình

Nét đặc sắc của đình nội so với các ngôi đình khác không phải ở kiến trúc, quy mô hay niên đại, mà là nghệ thuất chạm khắc trên các cấu kiện kiến trúc tòa đại đình. Đề tài chạm khắc khá phong phú, nhưng hình tượng rồng chiếm tỷ lệ lớn so với những trang trí khác. Bên cạnh những hình rồng được hạm đơn độc trên các con rường, hoặc cảnh rồng mẹ rồng con trên các xà nách, ván nong… với những hình dáng khác nhau, còn có hình rồng đuôi cá. Trên các ván nong ở vì nách chạm hình hoa lá hóa rồng.

Hình tượng con người đời thường được chạm trên ván nong của vì nách thuộc gian giữa: cả hai người đang ôm vật gì đó, không còn rõ bởi đá bị mục mọt mất một phần. Cũng không thẻ bỏ qua một phỗng dạng tượng tròn ở một đầu bẩy thuộc gian giữa, với dáng người tròn, bụng phệ, đầu đội mái ngói. Trên một đầu kẻ hiên trước lại có chạm hình người cưỡi trên lưng phượng, thổi sáo.

Vì Nách Gian Giữa

Như đá nói trên Đình Nội còn bảo tồn khá nhiều điêu khắc trang trí của thế kỷ 18. Đặc biệt qua phong cách diedu khắc trang trí có thể thấy rõ: khi khởi dựng đình chỉ có một tòa duy nhất hình “ chữ nhất”, sau đó mới được bổ sung thêm Hậu cung ở phía sau, thành kiểu “chữ đinh”.

Hiện nay, đình Nội đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Phần lớn các cấu kiện của đại đình đang bị mục mọt, mái ngói bị xô dạt, một phần đầu đao bên phải bị gãy võ.

 

Theo: Kiến trúc đình làng Việt

Nguồn ảnh: Hiếu Trần

Sen Việt decor – nhận thi công những công trình trên toàn quốc !

Đăng ký tư vấn
Gửi thông tin của bạn để được tư vấn sớm nhất
Để lại bình luận

0 Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông tin bình luận

Thành công
Lỗi hệ thống, vui lòng thử lại!