Đình Hưng Lộc - Một di tích kiến trúc nghệ thuật mang tín ngưỡng dân gian

Đình Hưng Lộc nay thuộc làng Hưng Lộc, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Trong cung cấm của đình hiện còn khám và tượng Phạm Cự Lượng – một danh tướng thời Đinh và Tiền lê (thế kỷ 10) đã có công trong việc đánh đuổi quân Tống trên sông Bạch Đằng. Mỗi năm, đình tổ chức nhiều lễ hội với những mục đích khác nhau. Hội chính diễn ra từ ngày 3 đến 6 tháng giêng âm lịch.

Đình Hưng Lộc đã được Bộ Văn Hóa – thông tin xếp hạng là di tích cấp Quốc Gia theo Quyết định số 774-QĐ/BT ngày 21/06/1993.

Đình Hưng Lộc   quay hướng Tây, thuộc rìa phía Tây Bắc của làng. Phía trước của Đình, xưa kia là khu ruộng Nhang đăng- lợi tức thu hoạch từ phần ruộng này chỉ cho hội lễ tại đình. Tiếp đến là một hồ nước , dấu tích một dòng sông cổ, chảy qua các cánh đồng Táo Đông, Táo Tây, (nay thuộc xã Nghĩa Hưng) rồi thông với sông Đắc Thắng hạ đổ vào sông Đáy. Bên phải đình cũng là cánh đồng rộng trải đến sát đê sông Đào.

Tông thể đình làng Hưng Lộc gồm: Nghi môn kiểu cổng cuốn vòm – sân gạch và cụm công trình chính bao gồm Tiền tế- trung đình và chính tẩm/ hậu cung nằm vuông góc với trung đình tạo thành mặt bằng “tiền nhất, hậu đinh”.

Trung đình cách tiền tế một khoảng sân rộng 0,5m; làm kiểu “tường hối bít đốc” gồm ba gian hai dĩ, trong đó các dĩ chỉ như một khoảng không gian hẹp (rộng 0,7m) nằm giữa hàng cột ngoài vùng với tường hồi. Phần tường bao phía trước hai bên trung đình hiện còn dấu vết phù điêu trượng voi đắp bằng vôi nữa, đã bị chìm lấp nửa phía dưới do tôi nền trong các lần trùng tu…

Hậu cung gồm ba gian, cũng làm kiểu “tường hồi bít đốc”. Không gian nội thất chia làm hai phần: cung cấm trong cùng đặt khám và tượng Phạm Cụ Lượng, ngăn với bên ngoài bằng hệ cửa Bức bàn; hai gian ngoài đặt hương án. Phía ngoài hậu cung, hiện còn hai bẩy sau thuộc gian giữa của trung đình gá vào cột quân nhưng không đỡ bất cứ Hoành hay tàu mái nào. Thực tế đó cho thấy ban đầu hậu cung là một tòa nhà tách rời , độc lập với trung đình.

Những mảng chạm có giá trị nhất dều nằm ỏ Hậu cung với nhiều đề tài Rồng, Lân, Phượng, Đao Mác, hình người… tạo nên những giá trị đặc sắc cho công trình. Như đã nói, điêu khắc trang trí ở Hậu cung không chỉ được thể hiện trên các con Rường, Qúa giang, xà lòng mà cả thân cột cái, cột quân hay ở mặt trước hai cánh cửa cung cấm cũng được chạm khắc tinh xảo. Tại vị trí lối vào cung cấm, toàn bộ cột cái, cửa giữa cung cấm, quá giang. Con rường, bẩy hiên đều được chạm khắc trang trí. ở vị trí ngăn chia giữa hậu cung và trung đình tuy không có trang trí trên cánh cửa nhưng trên hai cột quân lại được chạm dày đặc hình rồng, đao mác… các bức chạm ở hai vị trí này là một tổng thể kèo từ thượng lương xuống sát mặt nền đã tạo nên nét đặc sắc riêng của đình Hưng Lộc

Hình rồng chiếm số lượng nhiều nhất, được chạm dọc theo thân các cột cái, hai bên cánh cửa cung cấm và trên các con rường với nhiều đề tài:” Rồng ổ”, “độc long”, “long hóa”…. rồng cơ bản chỉ nhìn rõ phần đầu với mắt lồi, môi dày, miêng ngậm ngọc; toàn thân phủ kín các Đao Mác nhọn đầu.

Hình Lân chầu được chạm ở cột cái ngoài cùng. Hình phượng được chạm trên thân cột cái và xà lòng tại vị trí lối vào cung cấm, với những chiếc lông vũ ở cánh, đuôi được tỉa răng cưa hai bên diềm… Ngoài ra còn có hình linh thú đuổi nhau vòng tròn trên thân bẩy bên phải phía ngoài, nơi tiếp giáp trung đình.

Hình tượng con người được thể hiện với các hoạt cảnh” tiên nữ cưỡi rồng” hoặc cảnh “nam nữ tình tự”… Những tiên nữ được mô tả với khuôn mặt phúc hậu, hồn nhiên, tóc búi gọn như hai trái đào, đang cưỡi trên đầu rồng với các Đao Măng nhọn hoắt, nhưng trong nhiều vũ điệu, tư thế khác nhau.

Độc đáo nhất trong điêu khắc ở đình Hưng Lộc là bức chạm mô tả bốn nhân vật với bốn tính cách, bốn tâm trạng. Nội dung bức chạm diễn tả đôi trai gái đang ngồi ôm nhau, bên trái họ là một người đàn ông khác răng khểnh, mình trần để lộ cái bụng to, tròn với rốn sâu đang nghiêng đầu cười ngặt nghẽo, một tay anh ta chỉ vào má chàng trai, tay kia tì lên lưng một con hổ nhỏ đang quỳ phục bên cạnh, bên phải họ là một ông già đứng quay mặt nhìn ra xa. Một bức chạm nhỏ nhưng đầy hiện thực, đậm chất dân gian.

Sang thế kỷ 21, ngôi đình đã vài lần được tu sửa: năm 2002 làm mới nghi môn và đoi voi đá trước sân tiền đế, khoảng năm 2005-2006 đình lại được trùng tu, nên cơ bản tình trạng kỹ thuật còn tốt nhưng đôi voi được di chuyển ra sát Nghi Môn và quay đầu hướng vào cung cấm. Năm 2010 khu ruộng trước cử đình bị san lấp để xây nhà văn hóa và làm sân sinh hoạt chung của thôn, đồng thời một tòa tháp cao 13 tầng mới được xây ngay bên trái, khiến cảnh quan chung đã bị thay đổi hoàn toàn. Thậm chí tường bao của khu tháp mới xây đã quây quanh cả khuôn viên đình Hưng lộc. Đây rõ ràng là một vi phạm vùng bảo vệ của một di tích đã được xếp hạng.

Sen Việt decor – nhận thi công những công trình trên toàn quốc !

 

Đăng ký tư vấn
Gửi thông tin của bạn để được tư vấn sớm nhất
Để lại bình luận

0 Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông tin bình luận

Thành công
Lỗi hệ thống, vui lòng thử lại!