Đình Hoàng Xá và những chạm khắc hoạt cảnh dân gian đặc sắc

Đình Hoàng Xá nằm ở rìa phía Tây Nam của Thôn Hoàng Xá (trước thuộc huyện Sơn Minh, phủ Ứng Thiên), nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, sát Quốc lộ 21B. Trong hậu cung hiện đặt bài vị Thành hoàng làng là Qúy Minh Đại Vương, theo huyền Sử là một trong Tam vị Thánh Tản.

Hội chính ở đình diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng giêng âm lịch hàng năm. Ngay trong đợt xếp hạng đầu tiên ngày 28/4/1962, đình Hoàng Xá đã được xếp hạng là di tích cấp Quốc gia theo quyết định số 313-VH/VP của Bộ Văn Hóa

Đình Hoàng Xá được dựng quay hướng Tây. Phía trước đình, sát mép đường Quốc lộ 21B là một ao nước nh, thực ra là một đoạn của dòng chảy cổ đã bị lấp, dấu vết còn có thể thấy rõ ở những dải ao, hồ nối tiếp nhau qua các xã Hoàng Cầu, Liên Bạt….Nghĩa là Đình làng Hoàng Xá vẫn hướng về một Nguồn Nước như nhiều Kiến trúc cổ truyền khác của Người Việt. Hơn thế, cách đình khoảng 1km là sông Đáy, càng thể hiện rõ tư duy “trọng thủy ” của cư dân cổ.

Đình Hoàng Xá được dựng trên một khu đất rộng; tổng thể gồm các hạng mục:Nghi Môn- Đại đình và 2 dãy Tả – Hữu vu đang đối hai bên sân phía trước. Gía trị kiến trúc, nghệ thuật tập trung ở cụm công trình chính với mặt bằng “chữ Công” gồm: Đại đình – Ống muống và hậu cung, cùng được dựng trên một cấp nền cao hơn khoảng 0,5m so với mặt sân trước.

Đại đình gồm ba gian hai chái lớn nên rộng như  năm gian. Gian giữa rộng 3,9m; mỗi gian bên rộng 3,6m; mỗi chái rộng 4m. Nền đại đình hiện được lát gạch, thềm và bậc cấp được bó bằng đá thanh lớn. Trước kia, trừ phần Lòng thuyền ở Gian giữa, các gian bên đều có sàn/ sạp gỗ gồm hai cấp. Các lỗ mộng dầm sàn/ sạp vẫn còn rõ trên các cột đình. Vì có sàn/sạp phía trên nên các chân tảng chỉ được tạo tác đơn giản.

Đại đình có sáu bộ vì nóc đều kết cấu kiểu Chồng rường. Tuy nhiên, tại mỗi vì, các con Rường lại được xử lý hơi khác nhau. Những con Rường vì lừng ở hai chái chỉ được tạo tác sơ sài, còn những con Rường ở các Vì Nóc chính đều  được chạm khắc, trang trí. Dạ của các câu đầu thuộc hai gian bên cũng chỉ được bảo phẳng, còn dạ câu đầu tại gian giữa lại được chạm nổi một bông cúc theo lối nhìn chính diện. Vì nách (ở gian giữa và chái) làm kiểu chồng rường, ở hai gian bên dùng kẻ. Nối các bộ vì là hệ thống xà dọc, được đỡ phía dưới bởi các Cánh gà lớn, ăn mộng vào thân cột cái. Những cánh gà này được chạm khắc – trang trí rất sinh động.

Ống muốn là một gian rộng khoảng 2.6m nhưng không có hàng cột riêng. Bên trong Ống muốn, tại hai tường bao hai bên còn thấy rõ các đầu bẩy sau của Gian giữa và các tàu mái sau của gian giữa tòa Đại đình bị cắt đột ngột. Mặt khác, các bộ vì ở ống muống đều có niên  đại muộn, không cùng phong cách nghệ thuật với đại đình và hậu cung, cho thấy công trình này được làm thêm về sau, nhằm nối đại bái với hậu cung tạo nên mặt bằng kiểu chữ công.

Hậu cung cũng chỉ có một gian (rộng 2,2m) và hai chái nhỏ (chỉ rộng 1,1m). Các bộ vì nóc của Hậu cùng làm kiểu chồng rường; các vì nách ở vị trí trước và sau gian giữa dùng kẻ, còn những vì nách ở chái đều theo kiểu chồng rương, đáng chú ý, trên thân các cột cái trước đều chạm nguyên một con rồng, trong tư thế lao từ trên xuống.

Bao che xung quanh sử dụng cả vật liệu gỗ và gạch. Phía trước gian giữa tòa đại đình lắp bộ cửa ra vào gồm sáu cánh kiểu “ thượng song hạ bản”, hai gian bên lắp cửa nhỏ gồm hai cánh kiểu ván ghép. Ngăn chia nội thất các tòa nhà là hệ thống cửa bức bàn.

Mái đình làng Hoàng Xá cũng có mặt bằng “chữ công” như mặt bằng nền. Cả đại đình và hậu cung đều  một tầng 4 mặt mái với các góc đao cong nhưng độ cao mái hậu cung thấp hơn mái đại đình. Cùng với việc tàu mái sau của gian giữa đại đình bị chặt đột ngột cho thấy mặt bằng kiến trúc ban đầu của đình làng hoàng xá chỉ là bố cục chứ nhị

Hình tượng con người ở Đại đình được thể hiện với hai chủ đề chính: Những hoạt cảnh sinh hoạt dân gian và những hình tượng mang yếu tố thần thoại, ước lệ. Hoạt cảnh dân gian khá phong phú, với cảnh “uống rượu” (trên Cánh gà sau của Gian bên bên trái), Cảnh ” Đấu vật” (trên cánh gà trước của hai gian bên); cảnh ” ôm gà đi chọi” (Cốn sau, bên trái Gian giữa); những cảnh “người cưỡi voi” (tai các Cốn bên phải gian giữa và cốn sau của chái bên trái)… Đặc biệt dù chỉ còn lại một mảng duy nhất, nhưng hoạt cảnh ” Đua thuyền” ở tấm ván Gió sau cảu Chai bên phải đã giúp khẳng định hệ thống Ván gió bao quanh đại đình trước kia đều có chạm khắc.

Ngoài đề tài mô tả hình tượng con người và động vật, ở đình Hoàng xá còn khá nhiều đề tài mang tính biểu tượng khác nhau như Đao mác, vân xoắn, hoặc hình hoa cúc… không chỉ đẹp về mỹ thuật mà còn là những căn cứ cho việc xác định phong cách nghệ thuật, niên đại.

Tình trạng bảo tồn của đình làng Hoàng xá khá tốt. Chỉ có đôi chỗ ngối bị xô tụt. Điểm đáng lo ngại là việc vì có người cung tiến nên trong nooijt thất Đại đình đã lắp đặt nhiều đèn cao áp. Đây là việc cần chấn chỉnh, vì lâu ngày, ánh sáng công suất lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến các bức chạm gỗ “”có một không hai” của di tích này. Cũng cần lưu ý là nhiều cấu kiện kiến trúc (cột, câu đầu…)bị sơn vẽ quá lòe loẹt, không phù hợp.

Sen Việt decor – nhận thi công những công trình trên toàn quốc !

Đăng ký tư vấn
Gửi thông tin của bạn để được tư vấn sớm nhất
Để lại bình luận

0 Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông tin bình luận

Thành công
Lỗi hệ thống, vui lòng thử lại!