Cấu tạo kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, nhà thờ họ

Trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, ngôi nhà được dựng trên các cột gỗ to khỏe, rồi được dựng lên theo các vì và được nối với nhau bằng các xà ngang, xà ngưỡng liên hoàn tạo thành một bộ khung vững chắc. Sau khi bộ khung được dựng thì lợp mái và làm tường xung quanh. Để chi tiết hơn thì chúng ta cần có những bài phân tích chi tiết về nhà gỗ của từng địa phương và theo từng giai đoạn lịch sử, nhưng với mục tiêu là giúp khách hàng chưa biết có thể “Tìm kiểu về cấu trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ tại Việt Nam” thì xin được giới thiệu một số thông tin dưới đây.

 1. Mái nhà cổ Việt Nam

– Hoành là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà.
– Rui là các dầm phụ trung gian, đặt dọc theo chiều dốc mái (trực giao với hoành), gối lên hệ thống hoành.
– Mè là các dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với dui, song song với hoành, gối lên hệ dui. khoảng cách giữa các mè là nhỏ nhất, vừa đủ để lợp ngói. Việc sử dụng hệ kết cấu hoành – dui – mè, nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới vừa đủ để lát lớp gạch màm và lợp ngói bên trên.
– Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói đồng thời tạo độ phẳng cho mái, chống thấm dột và chống nóng. Gạch màn ngồi trực tiếp trên lớp mè.
– Ngói mũi hài hay còn gọi là ngói ta hay ngói vẩy rồng, bằng đất nung, trực tiếp chống thấm dột và chống nóng, lợp trên lớp gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp giữa.

2. Hệ cột

Trong bộ khung nhà kiến trúc cổ Việt Nam, cột là bộ phận chịu lực nén, hầu được đặt trên các đế cột bằng đá mà không có bất kỳ mối liên kết nào giữa phần thân cột và phần đế. Công trình vững chắc được là hoàn toàn dựa vào sức nặng, sức đè nén của nó. Thường thấy có 3 loại cột chính

Cột cái: cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính
Cột quân hay cột con: cột phụ nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính;
Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước.

3. Xà

Xà là các giằng ngang chịu kéo, liên kết các cột với nhau, gồm có các loại xà nằm trong khung và các loại xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung, thường đặt ở cao độ đỉnh các cột quân để liên kết được cả cột cái và cột quân, gồm:

-Xà thượng liên kết đỉnh các cột cái; xà này song song với chiều dài của nhà.

-Xà hạ hay xà đại, liên kết các cột cái tại cao độ đỉnh cột quân, gần sát vị trí liên kết xà lòng, xà nách vào cột cái. Xà này cũng chạy song song với chiều dài của nhà.

– Xà tử thượng (xà trên của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên trên.

– Xà tử hạ (xà dưới của cột con): liên kết các cột quân của các khung ở bên dưới, tại mức độ cao ngay trên hệ cửa bức bàn.

– Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống cửa bức bàn.

– Xà hiên liên kết các cột hiên của các khung.

– Thượng lương, còn gọi là đòn dông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái.

4. Bẩy- Kẻ:

Bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên: là dầm nằm trong khung liên kết vào cột quân phía sau nhà, đỡ phần mái vẩy phía sau. Đối với nhà ở thì tiền kẻ, hậu bẩy. Đối với các công trình công cộng như đình làng, thường bốn mặt xung quanh đều có hiên thoáng không có cột hiên, nên thường dùng bẩy hiên.

Kẻ là các dầm đơn đặt theo phương chéo của mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng, thường có các loại kẻ sau:

– Kẻ ngồi là kẻ gác từ cột cái sang cột quân, trong khung;

– Kẻ hiên là kẻ gác từ cột quân sang cột hiên, trong khung. Một phần kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái.

Bẩy kẻ ngoài tính chất chịu lực nó còn là vị trí ưa thích của những nghệ nhân điêu khắc xưa. Nội dung điêu khắc mô phỏng theo tâm linh, đời sống, văn hóa tùy theo thể loại các công trình từ nhà ở đến đình làng, tôn giáo.

5. Các bộ phận kết cấu khác

– Con rường là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp để đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái, càng các con rường bên trên càng ngắn. Ở vì nóc các con rường nằm chồng lên câu đầu.

– Con lợn còn gọi là rường bụng lợn: là con rường trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc (thượng lương). Bên dưới rường bụng lợn (giữa hai trụ trốn) là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể được thay bằng giá chiêng.

– Rường cụt là loại rường nằm ở vì nách (giữa cột cái và cột quân), chúng nằm chồng trên xà nách, chúng cũng đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.

– Cửa bức bàn
– Con tiện
– Dạ tàu
– Đầu đao

Giới thiệu về đơn vị uy tín chuyên thiết kế và thi công xây dựng nhà gỗ cổ truyền, công trình văn hóa tâm linh

Là một trong những đơn vị nghiên cứu, am hiểu và giàu kinh nghiệm trong thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền, công trình văn hóa tâm linh. Sen Việt Decor khao khát kiến tạo cho khách hàng, cho cộng đồng những công trình chất lượng nhất, giá trị nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu, trách nhiệm của mình với sứ mệnh gìn giữ, bảo tồn những giá trị tâm linh, văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tại Sen Việt Decor: 

- Miễn phí 100% chi phí thiết kế khi ký hợp đồng thi công trọn gói 

- Cam kết đảm bảo tiến độ thi công 

- Minh bạch vật liệu xây dựng 

Hãy NHẮN TIN TƯ VẤN hoặc liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0945293838 để nhận ngay tư vấn và thiết kế miễn phí cho căn nhà của quý vị.

Tư vấn thi công thiết kế Nhà Gỗ, Nhà Thờ Dòng Họ, Đình, Đền, Chùa trên toàn quốc.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG SEN VIỆT

Trụ sở chính: 291 Phố Đặng Tiến Đông, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội

CN miền nam: 415/8/2B Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh

Xưởng sản xuất nhà gỗ cơ sở 1: Chương Mỹ - Hà Nội

Xưởng sản xuất nhà gỗ cơ sở 2: Hồng Phong - Ninh Giang - Hải Dương

Xưởng sản xuất đồ thờ: Sơn Đồng - Hà Nội

Hotline: 0945293838

Email: [email protected]

Đăng ký tư vấn
Gửi thông tin của bạn để được tư vấn sớm nhất
Để lại bình luận

0 Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông tin bình luận

Thành công
Lỗi hệ thống, vui lòng thử lại!