Các kiểu mái nhà gỗ kẻ truyền

Nhà kẻ truyền được hình thành từ rất lâu đời, được xem như một nét đẹp văn hoa của nước Việt Nam nói chung, miền Bắc Bộ nói riêng. Căn nhà kẻ truyền nổi bật nhờ chất liệu gỗ cổ kính, bộ khung vững chãi và đặc biệt hơn cả là nhiều kiểu mái nhà ngói.

1. Giới thiệu về mái nhà

Mái nhà hay còn gọi là nóc nhà, là bộ phận bao phủ trên cùng của căn nhà. Tổng thể kiến trúc của căn nhà không được xem là hoàn thiện nếu như thiếu mất phần mái. Mái được thiết kế, xây dựng để bảo vệ bên trong căn nhà, vị trí hiên nhà khỏi tác động của thời tiết trong quá trình sinh sống.

 Mái nhà được xem là chiếc khiên bảo vệ công trình trước các tác động của thời tiết và gió mùa. Thiết kế mái nhà chuẩn xác gia tăng tính thẩm mỹ và hạn chế chi phí sửa chữa sau này.

Đối với nhà gỗ cổ truyền, mái lợp ngoài tác dụng che nắng che mưa, bảo vệ cho công trình còn tạo nên sự uy nghi bề thế cho tổng thể, mang ý nghĩa phong thủy.

2. Phân loại các kiểu mái nhà hiện nay

Mái nhà kẻ truyền được phân thành 2 loại:

2.1. Mái chảy

Mái chảy còn được biết đến với tên gọi khác là mái dốc. Mái được lợp ngói với góc nghiêng cao. Các cạnh mái nhà thẳng tắp từ trên xuống. Như tên gọi, thiết kế mái chảy giúp nước mưa đổ dốc xuống sân, hỗ trợ thoát nước nhanh chóng. Các nhà kẻ truyền thường được thiết kế với các loại mái 2 dốc (dốc về 2 phía) và mái 4 dốc (dốc về 4 phía).

 

Kết cấu mái nhà theo kiểu đối xứng nên hình thành độ nghiêng lớn và bề thế. Điểm cộng đến từ sự đa dạng vật liệu làm mái mang đến cơ hội lựa chọn thỏa thích cho gia đình. 

Bên cạnh nhiều điểm mạnh tuyệt vời thì mái nhà dốc vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định

+ Thiết kế mái có độ nghiêng lớn dẫn đến việc hao tốn vật liệu khá nhiều

+ Quá trình thi công phức tạp đòi hỏi trình độ kỹ thuật cũng như độ tỉ mỉ cao. 

2.2. Mái đao

 Mái đao được làm từ gỗ lợp ngói với 4 phần mái tiếp giáp nhau. Mái đao nổi bật nhờ những đường cạnh mái cong từ cao đổ xuống. Phần diềm mái được hớt cong lên mềm mại, mô phỏng hình dáng giống như lưỡi đao. Ở phần góc mái được gắn các mảnh ván chữ nhật, hỗ trợ đỡ hàng ngói cuối khỏi gió, mưa, bão táp.

 

Phần đầu đao còn được trang trí thêm các họa tiết đao lá kìm nóc hình con phượng, con rồng hay vân mây uốn lượn, ngoài việc tranh trí tạo điểm nhấn cho phần mái trở nên uy nghiêm nó còn mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc, ngăn chặn tà khí ở bốn phương đến xâm lấn căn nhà, cầu trấn hỏa, bảo vệ công trình.

 Ngày nay, mái đao là kiểu mái nhà gỗ được sử dụng khá phổ biến trong các công trình từ đường, đền chùa..hoặc các công trình nhà gỗ theo lối miền Tây Nam Bộ.

2.3. Số lượng tầng mái

Thông thường, nhà kẻ truyền mái dốc thường chỉ có một tầng mái. Thiết kế tập trung vào phần dốc cạnh nhằm tạo điều kiện thoát nước nhanh nhất có thể. Mặt khác, số lượng tầng mái ở nhà kẻ truyền mái đao nhiều hơn, có thể là 1, 2 hoặc 3 tầng. Mỗi tầng mái đều có thiết kế những cạnh diềm uốn cong, mô phỏng hình lưỡi đao sắc và cứng cáp.

chùa phúc tiên hồng tự
hoàn thiện nhà gỗ gõ 5 gian 8 mái

 Những thông tin về các kiểu mái nhà gỗ mà chúng tôi vừa giới thiệu ở trên hy vọng rằng sẽ giúp quý khách hàng có thêm ý tưởng khi lựa chọn loại mái cho công trình nhà gỗ tương lai của gia đình, dòng họ mình.

Hãy gửi yêu cầu tư vấn cho đội ngũ nhân viên Sen Việt Decor để được tư vấn một cách tốt nhất!

Hotline: 0945293838

 

Đăng ký tư vấn
Gửi thông tin của bạn để được tư vấn sớm nhất
Để lại bình luận

0 Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông tin bình luận

Thành công
Lỗi hệ thống, vui lòng thử lại!