Mẫu thiết kế nhà sàn độc đáo theo kiến trúc của người Mường

Tổng quan Hình ảnh thực tế

Nhà sàn của người Mường là mẫu thiết kế độc đáo nhất trong việc thiết kế xây dựng một ngôi nhà sàn. Nó không trùng lặp với nhà sàn người Thái, người Dao và cũng không giống với các loại nhà sàn của các dân tộc khác mà mang một sắc thái riêng. Điểm đặc biệt của nhà sàn người Mường thể hiện rất rõ trong việc chỌn hướng nhà bởi theo quan niệm xưa thì việc chọn đúng hướng nhà sẽ mang đến nhiều sinh khí cho cả nhà, đem lại tài lộc và sự sung túc cho cả gia đình. Điểm đáng chú ý khi chọn hướng làm nhà là hướng nhà không được ngược với hướng của đồi núi. Thông thường hướng nhà sẽ không làm qua loa mà được tổ chức như một nghi lễ khởi công xây dựng, do các già làng có nhiều kinh nghiệm hoặc những thầy mo làm lễ cúng tế và xác định hướng nhà. Chủ yếu hướng nhà được chọn là hướng Đông Nam. Vừa hứng được ánh bình minh và lại đón được gió Nam mát mẻ quanh năm. Cấu trúc nhà sàn một gian hai chái là nét tiêu biểu dặc trưng trong cấu trúc nhà ở của người Mường từ xưa đến nay, trong đó gian giữa là gian chính thường có diện tích lớn nhất, sau đó là hai gian chái. Phía trên cùng là gác để đựng lương thực, đồ dùng gia đình. Sàn nhà được làm bằng cây Diễn, cây nứa đạp nát thành từng phên, hoặc hiện nay được lát bằng gỗ. Nơi đây là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của toàn bộ gia đình. Còn gầm sàn là nơi nuôi nhốt gia súc, gia cầm và để các dụng cụ sản xuất. Mái nhà truyền thống của người Mường thường có 4 mái, hai mái trước, hai mái sau tạo thành hình thang cân, hai mái đầu hồi có hình tam giác cân. Xưa kia mái nhà thường được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ, sàn nhà được lát bằng cây bương hoặc gỗ. Nhưng theo sự tiện lợi và sẵn có của vật liệu, ngày nay mái nhà có thể được lợp bằng ngói đỏ, tôn, hoặc blue, sàn nhà lát bằng ván gỗ hoặc lát đá hoa cho cảm giác mát mẻ hơn. Khi dựng và lắp ráp nhà sàn Mường cần tuân thủ đúng theo quy tắc dựng theo phương dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi, hướng cửa phải quy tụ được những tinh khí của trời đất và vạn vật xung quanh để tạo ra những điều may mắn và sức khoẻ cho người sống trong nhà. Cũng như một số nhà sàn của các dân tộc khác, nhà sàn Mường cũng có hai cầu thang, nhưng vị trí đặt cầu thang lại khác so với các đân tộc khác ở chỗ cầu thang chính được đặt ở đầu hồi bên phải, cầu thang phụ ở đầu hồi bên trái. Người đàn ông và khách đến chơi thường đi lại bằng cầu thang chính, dưới chân cầu thang đặt chiếc chạn đựng nước bằng ống bương để rửa chân tay trước khi bước lên nhà. Đàn bà, phụ nữ, con gái trong nhà chủ yếu chỉ được đi bằng cầu thang phụ bởi nó tiện lợi cho các bà, các mẹ nấu nướng, chăn nuôi gia súc hay sau khi đi làm nương về lên nhà. Theo quan niệm của người Mường từ xưa đến nay thì bậc cầu thang phải làm số lẻ, vì nó đem lại may mắn và hạnh phúc cho gia đình, còn số chẵn thường không máy mắn. Cầu thang dành chính thường là 9 bậc (đại diện cho 9 vía của người đàn ông chủ nhà). Còn cầu thang phụ cho phụ nữ, con gái thì được thiết kế 7 bậc (tương đương với 7 vía). Kiến trúc đặc trưng của nhà sàn Mường là làm theo thông thủy, tức là giữa các gian thường không có vách ngăn một cách chắc chắn như việc ngăn từng phòng riêng bằng vách gỗ mà chỉ có sự phân biệt mang tính chất tượng trưng. Không gian trong ngôi nhà được phân chia theo cả chiều dọc và chiều ngang. Từ cầu thang chính bước vào phần giữa sàn nhà, phía ngoài là để tiếp khách, phía trong là nơi sinh hoạt của cả gia đình. Theo chiều dọc trong nhà, phía trên có các cửa sổ (cửa vóong), chỗ ngồi gần cửa voóng thường dành cho người cao tuổi còn phía dưới dành cho lớp trẻ, khi ngồi không được quay lưng vào cửa voóng. Theo chiều ngang, phía ngoài là nơi dành cho nam giới, phía trong dành cho nữ giới. Bếp là bộ phận không thể thiếu ở kiến trúc nhà sàn Mường, vì bếp chính là linh hồn của ngôi nhà. Đây không đơn thuần là nơi nấu nướng mà còn là nơi sinh hoạt chính trong gia đình và cộng đồng. Bếp được thiết kế làm hai, một bếp chính và một bếp phụ, bếp phụ ở gian khách chủ yếu dùng để sưởi, đun nước pha trà tiếp khách. Bếp chính đặt ở gian trong, có một giá treo ngay bên trên bếp để sấy khô lương thực, thực phẩm như ngô, lúc, thịt trâu, thịt bò. Nhà sàn không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động cuộc sống hằng ngày của gia đình mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cả cộng đồng Mường. Đối với những ngôi nhà sàn lớn của trưởng bàn hay già làng sẽ là nơi mọi người trong làng cùng quay quần bên nhau họp hành bàn chuyện trong làng, múa hát, tấu chiêng giúp gắn kết tình làng nghĩa xóm của cả cộng đồng Mường.

Sen Việt decor – nhận thi công những công trình trên toàn quốc !

Hiện dự án này chưa có hình ảnh nào
Đăng ký tư vấn
Gửi thông tin của bạn để được tư vấn sớm nhất
Để lại bình luận

0 Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông tin bình luận

Thành công
Lỗi hệ thống, vui lòng thử lại!