Nhà gỗ 5 gian là loại hình kiến trúc thời cổ, với mô hình nhà gỗ 5 gian hai chái, thường là nhà ở của những địa chủ đồn điền hoặc những người làm ăn buôn bán lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là chủ yếu. Một số vùng Bắc Bộ cũng có kiểu dáng nhà tương tự nhưng chỉ giới hạn mức ba gian hai chái. Qua rất nhiều năm thay đổi nhưng hiện nay đa số những người có tiền thay vì xây những ngôi nhà cao tầng đồ sộ thì họ lại lựa chọn mẫu nhà gỗ cổ 5 gian. Bởi việc lựa chọn này xuất phát từ tâm nguyện hướng về cội nguồn tổ tiên theo phong cách cổ truyền nhưng có sự cách tân sáng tạo để ngôi nhà không chỉ đậm nét cổ xưa mà còn mang vóc dáng hiện đại qua những chi tiết phụ trợ và vật liệu hiện đại tạo sự chắc chắn và nét khỏe khoắn cho ngôi nhà. Nhà gỗ 5 gian cần phải có hướng của chính hợp mệnh gia chủ và thoáng mát. Các nguyên vật liệu phải được lựa chọn bằng các loại gỗ quý, có thể kết hợp sử dụng các loại gỗ quý cùng một lúc cho một ngôi nhà như: gỗ lim, gỗ xoan, gỗ mít…Đây là những loại gỗ có chất lượng tốt, độ bền cao, có sức chịu nén tốt và khả năng chống chọi với khí hậu thiên nhiên Việt Nam khá cao. Gỗ mít để dựng cột hiên, kẻ hiên, câu đầu, còn lại hoàn toàn là gỗ Xoan. Gỗ xoan ta có đặc tính: gỗ mềm, thớ gỗ mịn, vân đẹp, không bị mọt có độ bền cao, nó luôn mang lại vẻ đẹp tự nhiên trong ngôi nhà. Việc thiết kế, trạm trổ các chi tiết trên gỗ hay trên những cột lớn của ngôi nhà cần được tạo bởi những nghệ nhân lành nghề nổi tiếng thì mới cho ra những sản phẩm nhà đẹp mắt, sống động hòa quyện với thiên nhiên. Đối với hệ thống cột nhà, các chuyên gia phải tính toán chi tiết, tỉ mỉ để có một cấu trúc nhà vững chắc. Với một nhà gỗ 5 gian thì cột cái thường có đường kính chừng 30cm; cột con 27cm; cột hiên 25cm, người thợ mộc hay các nghệ nhân cần xác định rõ từng chi tiết cụ thể của ngôi nhà, từ cột, kèo, diện tích nhà, diện tích từng gian nhà, các phòng, rồi chốt lại tổng khối lượng gỗ để chủ nhà còn biết định lượng và chuẩn bị đầy đủ. Nhà gỗ 5 gian độc đáo không chỉ ở nét cổ xưa, không chỉ nằm ở vị trí đắc địa mà nó còn thể hiện nét độc đáo trong từng chi tiết hoa văn trạm trổ tinh vi của các nghệ nhân lành nghề. Những đường nét uốn lượn vừa mềm mại, vừa khỏe khoắn mà lại mang một ý nghĩa tiềm ẩn sâu sắc mà không phải ai nhìn vào cũng hiểu hết được. Một số người chỉ cảm thấy nó độc và mới lạ chứ không hề hiểu được cái giá trị cốt lõi bên trong, chỉ có các nghệ nhân hay chủ nhà mới có thể thấu mọi thứ bởi ngôi nhà được tạo dựng lên từ ý tưởng độc đáo của những người yêu truyền thống, yêu nghệ thuật, hướng về nguồn cội và nét văn hóa xa xưa thuần khiết. Nhìn bao quát từ ngoài vào thì hệ thống cột hiên sẽ chạm vào tầm nhìn của người xem nhanh nhất. Thường các cột được làm bằng gỗ xoan thẳng, đẽo cột tròn và sơn màu đậm nổi lên những vân gỗ ngoằn ngèo khá đẹp mắt và lạ lẫm. Khoảng cách giữa các cột cách đều nhau. Nhìn vào đó ta cũng có thể đoán trước được số lượng gian nhà và diện tích của mỗi gian. Gian giữa là gian đặt ban thờ cúng, nên rất linh thiêng và được tính toán kỹ lưỡng hơn về hướng, kích thước cũng như đồ vật trang trí hay họa tiết trên cột, kèo, đặc biệt là khu vực ban thờ làm sao để vừa thể hiện lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên, vừa thể hiện nét sang trọng cổ điển. Gian giữa cũng chính là trục đối xứng của ngôi nhà, hai bên của gian giữa mỗi bên sẽ là hai gian, có thể thiết kế là phòng khách, phòng ngủ. Các phòng đều có cửa chính hướng ra ngoài thoáng mát, đón ánh sáng và luồng gió mát tự nhiên từ bên ngoài vào, cũng thuận tiện cho việc đi lại không phải đi qua gian chính giữa. Các cột cái bên trong chính là cột trụ cho ngôi nhà, thường làm bằng gỗ lim hoặc xoan để đảm bảo độ vững chãi và chịu áp lực nén cao. Mái nhà được lợp bằng ngói đỏ hoặc đỏ thẫm. Mái hiên có thể làm hơi cao vút lên ở các góc để tạo nét cổ kính cho ngôi nhà. Vì nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của từng gia đình mà các công trình phụ, vệ sinh cũng có thể được phối hợp hợp lý trong khuôn viên ngôi nhà để tạo sự tiện lợi cho mọi thành viên. Bởi ngày nay, với những nguyên vật liệu chống thấm, chống ngấm nước thì hệ thống công trình phụ vệ sinh sẽ được thiết kế khép kín bên trong. Đối với nhà 5 gian thì sự kết hợp với bếp ngang tạo thành quần thể nhà bếp hình chữ L sẽ cho ngôi nhà thêm vững vàng, đẹp mắt hơn. Đồng thời nhà 5 gian thích hợp cho những khuôn viên nhà vườn rộng, có vườn rau, cây ăn quả hay kết hợp thêm một cái ao ở trước nhà để ổn định hòa khí phong thủy đem lại sinh khí cho ngôi nhà cũng như sự hưng vượng của gia chủ. >>Xem thêm mẫu Nhà sàn gỗ lim – Kiến trúc nhà ở độc đáo của người Việt đang được nhiều người quan tâm nhất hiện nay.
Sen Việt decor – nhận thi công những công trình trên toàn quốc !
Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!