Khám phá những nhà thờ bằng gỗ độc đáo và lạ mắt nhất Việt Nam

Hai mẫu nhà thờ đẹp đều thuộc về vùng đất cao nguyên bạt gió – Tây Nguyên. Với sự kết hợp giữa kiến trúc của đồng bào dân tộc với kiến trúc cổ điển phương Tây, 2 nhà thời Cam Ly Đà Lạt và Chánh Tòa Kon Tum mang đến vẻ đẹp thực sự độc đáo và lạ mắt.

Nhà thờ Chánh tòa KonTum

Nhà thờ Chánh tòa được người dân Kon Tum gọi bằng một cái tên khác là nhà thờ gỗ Kon Tum vì thiết kế của nhà thờ hoàn toàn bằng gỗ. Nhà thờ gỗ Kon Tum kết hợp giữa kiến trúc Roman cổ điển, kiến trúc nhà sàn truyền thống của dân tộc Ba Na tạo nên vẻ độc đáo riêng của nó. Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1913 và hoàn thành năm 1918, bởi một linh mục người Pháp. Từ đó đến nay, công trình đã trở thành biểu tượng, niềm tự hào của thành phố Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung, là điểm du lịch có sức hút mạnh mẽ cho vùng cao nguyên bạt ngàn nắng gió này.

Nhà thờ Chánh Tòa là nhà thờ bằng gỗ nổi tiếng tại Kon Tum
Nhà thờ Chánh Tòa là nhà thờ bằng gỗ nổi tiếng tại Kon Tum

Nhà thờ gỗ này được làm hoàn toàn bằng chất liệu gỗ cà chít, một loại gỗ đặc trưng của vùng Tây Nguyên. Tường, vách được làm bằng đất trộn rơm, không bê tông, vôi vữa, cốt thép thế nhưng vẫn bền bỉ qua hơn 100 năm tuổi. Về thiết kế, mặt tiền nhà thờ chia làm 4 tầng với chiều cao 24m, có 4 cột chính và 2 cột phụ kết hợp với nhau tạo thành những vòng cung nâng đỡ toàn bộ nhà thờ. Phần giữ tháp bố trí 4 ô cửa kính hình tròn cùng mái vòm và những thanh gỗ cong đồng tâm mang phong cách kiến trúc Gothic phương tây cổ điển. Trên đỉnh nhà thờ gắn một cây thánh giá bằng gỗ là biểu tượng cho sự uy nghiêm và vĩnh cửu của thánh đường. Bên trong nhà thờ Chánh Tòa là rất nhiều hàng cột nhỏ liên kết với nhau bằng các vòng cung gỗ và các ô cửa kính màu, in trên đó là các bức tranh, điển tích trong kinh thánh. Một điểm đặc biệt của nhà thờ gỗ này đó là hệ thống cột gỗ, rui mè với những hoa văn, đường nét chạm khắc vừa mạnh mẽ vừa phóng khoáng, thể hiện khí chất của đồng bào Tây Nguyên.

Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt

Cũng là một nhà thờ được xây dựng bởi linh mục người Pháp, khởi công năm 1959 và hoàn thành năm 1967. Đây là ý tưởng độc đáo về một ngôi nhà chung của Yàng (Tây Nguyên) và Chúa (Phương Tây). Chính vì thế nhà thờ Cam Ly vừa thể hiện sự sùng bái Yàng vừa thể hiện sự tôn sùng với Chúa trời. Mái nhà cao vút hơn 80 nghìn viên ngoái lá, nặng hơn 90 tấn mang đậm phong cách nhà Rông, Tây Nguyên. Để lớp được mái nhà khổng lồ và có độ dốc lớn như nhà thờ Cam Ly người ta đã đục lỗ và gờ móc vào 80.000 viên ngói, sau đó luồn dây kẽm rồi buộc chặt vào litô.

Nhà thờ gỗ Cam Ly là ngôi nhà chung của Chúa và Yàng
Nhà thờ gỗ Cam Ly là ngôi nhà chung của Chúa và Yàng

Để nâng đỡ cho bộ mái khổng lồ mẫu nhà gỗ này là khung bê tông, cốt thép, tường lấp xây đá kiên cố với bề dày 40cm và chiều cao 2m. Bên trên các bức tường, vách đá là hàng cửa kính màu giúp lấy tối đa ánh sáng vào phòng theo phong cách nhà thờ phương tây. Ở mặt chính diện nhà thờ có 2 hình tượng là hổ và phượng hoàng. Hai con vật này tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ tinh khôn. Bước qua cửa chính, là không gian tôn nghiêm, thoát tục. Các bức vách được thiết kế với nhiều cửa kính màu hình vuông mang phong cách nhà thờ phương tây, giúp lấy ánh sáng huyền ảo vào không gian, Các khung của kính liền nhau, được trang trí cách điệu với hoa văn của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, tạo nên vẻ đẹp vô cùng độc đáo. Trên cung thánh giá là một chiếc bàn thờ dài được làm từ gỗ thông già, bên dưới, trên tường đá gắn 3 chiếc sừng trâu (là vật tế lễ thần linh của đồng bào dân tộc). Trải qua hơn nửa thế kỷ, Nhà thờ Cam Ly vẫn giữ trọn vẹn vẻ đẹp nguyên sơ như những ngày đầu xây dựng, là biểu tượng độc đáo của thành phố Đà Lạt mộng mơ.

>>>Xem thêm: Bộ sưu tập 5 mẫu thiết kế nhà thờ tổ bằng gỗ lim Siêu đẹp – Siêu rẻ

 

 
Đăng ký tư vấn
Gửi thông tin của bạn để được tư vấn sớm nhất
Để lại bình luận

0 Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

Thông tin bình luận

Thành công
Lỗi hệ thống, vui lòng thử lại!